Tổng Quan về bệnh Táo Bón

Bệnh táo bón ngày càng phổ biến và gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Ở Việt Nam, những người mắc bệnh táo bón ngày càng tăng cao. Vậy táo bón là gì? Dưới đây là những tổng quan giúp bạn hiểu, nắm rõ hơn về căn bệnh táo bón.

Táo bón là một vấn đề thường gặp về đường tiêu hóa, trong đó người bệnh đi tiêu không thường xuyên, đi tiêu khó gây đau, phân cứng và khô. Bệnh táo bón gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh, nhất là ở trẻ em.

tao-bon

1. Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón:

Hiện tượng táo bón có thể xảy ra khi thức ăn được tiêu hóa chậm hoặc di chuyển chậm qua các phần của ruột, chủ yếu là đại tràng. Một số nguyên nhân gây táo bón bao gồm:

Thói quen: đi đại tiện không thường xuyên dẫn đến thói quen nhịn đi cầu, từ đó làm giảm cảm giác mót rặn của đại tràng và dẫn đến táo bón.

Chế độ ăn uống: khẩu phần ăn thiếu chất xơ, nhiều chất béo và các thức ăn khó tiêu.

Rối loạn nội tiết: có thể ảnh hưởng đến vận động ruột, do estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai, thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng canxi trong máu làm giảm hormone tuyến giáp…

Thuốc: một số loại thuốc có thế gây táo bón như thuốc giảm ho, thuốc giảm đau, chống co giật, thuốc bổ sung sắt, thuốc nhuận tràng…

Các bệnh lý đại tràng: làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ hoặc dây thần kinh của đại tràng, gây ra tình trạng di chuyển chậm phân qua đại tràng và dẫn đến táo bón.

​2. Triệu chứng của bệnh táo bón:

Những triệu chứng về đường tiêu hóa: khi chất thải tích tụ lại trong ruột lâu ngày, các cặn bã sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể. Người bệnh bị táo bón bên cạnh việc đi đại tiện khó khăn thì có thể xuất hiện các biểu hiện khác như đau bụng, sôi bụng, buồn nôn, chán năn, nấc… Ngoài ra, các chất thải tích tụ quá lâu còn bị phân hủy sinh ra chất khí, khiến phần bụng dưới bị trướng, ruột phình to gây cản trở cho tuần hoàn máu trong các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Triệu chứng toàn thân: bệnh táo bón, nhất là táo bón lâu ngày cảm giác khó chịu cho người bệnh, thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon… Nếu bệnh nặng có thể gây thiếu máu nhẹ và suy dinh dưỡng.

Biểu hiện cục bộ: phân khô và chắc, làm tổn hại đến hậu môn gây rạn , rách, chảy máu và đau rát.

3. Điều trị bệnh táo bón:

Việc điều trị bệnh táo bón chủ yếu dựa vào chế độ ăn uống kết hợp với uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

Bổ sung chất xơ: chất xơ trong thức ăn có tác dụng hút nước làm gia tăng khối lượng phân và sức vận chuyển của ruột, có tác dụng nhuận tràng.

Thuốc nhuận tràng và làm mềm phân giúp tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo theo nước vào trong lòng ruột, từ đó làm tăng lượng nước trong phân, giúp bài tiết và tống xuất phân ra ngoài.

Thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ làm phóng thích khoảng 50-100ml dịch trong lòng trực tràng và gây kích thích phản xạ đại tiện.

Ngoài ra, có thể thải độc đại tràng, thụt tháo bằng các chất nhày hoặc thụt tháo vi lượng.

tao-bon

Cải thiện tình trạng táo bón bằng phương pháp Detox Đại Tràng

4. Cách phòng ngừa táo bón:

tao-bon

Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả: Bạn nên uống ít nhất khoảng 2 lít/ ngày. Ngoài việc uống nước trực tiếp, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Táo, thanh long, khoai lang… là những thực phẩm “vàng” trị táo bón vì chúng chứa nhiều chất xơ và các enzym kích thích tiêu hóa.

Các món ăn nhuận tràng: Một số món ăn được chế biến từ mộc nhĩ đen, táo đỏ giúp làm sạch thành mạch, tăng khối lượng phân , chống táo bón rất hiệu quả.

Đi vệ sinh đúng giờ: Hãy rèn luyện thói quen này càng sớm càng tốt. Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của ruột cũng như đại tràng. Bạn tuyệt đối không nên “nhịn” đi đại tiện vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện. Chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Giảm stress: Lo lắng, căng thẳng dài ngày sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa và bài tiết, và cụ thể là làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn.

Tập thể dục: Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể,làm hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và hiệu quả.

https://thaidetox.xuongweb.com/vi/tong-quan-ve-benh-tao-bon-a53.html

ĐĂNG KÝ
NHẬN ƯU ĐÃI

Ưu đãi chỉ dành cho 100 khách hàng đăng ký sớm nhất




    GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

    0369 368 863 - Ms.Linh

    .
    .
    .
    .