Những nghiên cứu từ tổ chức I-ACT

Bài viết được dịch từ trang mạng chính thức của Hiệp hội quốc tế cho Thuỷ Liệu Pháp (I-ACT)

1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP THẢI ĐỘC COLONIC HYDRO HEALTHY

2. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỶ LIỆU ĐẠI TRÀNG ĐỐI VỚI HỆ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT Ở RUỘT NGƯỜI

3. GIÁ TRỊ CỦA THUỶ LIỆU ĐẠI TRÀNG ĐƯỢC XÁC NHẬN BỞI CÁC CHUYÊN GIA Y TẾ

4. COLONIC LRRIGATINONS: ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TRANH CÃI LỊCH SỬ VÀ TIỀM NĂNG CHO CÁC HIỆU ỨNG BẤT LỢI

5. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP THUỶ LIỆU ĐẠI TRÀNG CỦA HỆ THỐNG MÁY

6. MỘT LỰA CHỌN MỚI CHO VIỆC CHUẨN BỊ NỘI SOI

7. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN (SOP)

Nguồnhttps://www.i-act.org/literature

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

Ai trên đời chẳng muốn có cho mình một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, thiếu thốn đặc biệt là không bệnh tật. Phải chẳng vì thế mà ông cha ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. “Bệnh” ở đây có thể hiểu là các căn bệnh, loại bệnh thuộc về cả thể chất lẫn tinh thần, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, dẫn đến mất mát về tiền của, sinh mạng. “Phòng bệnh” là bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nguy hiểm khi nó còn chưa xuất hiện bằng các biện pháp phòng ngừa , trong khi đó “chữa bệnh” lại là công đoạn khi căn bệnh đã xuất hiện ở trên cơ thể bằng các thiết bị, máy móc, thuốc men. Bằng cách so sánh hơn, ông cha ta đã khẳng định vai trò to lớn của việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh đối với mỗi người. Vậy thì tại sao việc phòng bệnh lại quan trọng như vậy? Bất kì một căn bệnh nào dù nhẹ hay nặng khi con người ta gặp phải hay mắc phải đều xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hay khách quan khác nhau. Và những nguyên nhân ấy xảy ra khi con người không biết cách phòng ngừa chúng hoặc chủ quan trước một điều, một vấn đề nào đó. Chẳng hạn khi trời lạnh, có những người không chịu mặc áo ấm khi tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài dẫn đến bị cảm, hay việc bị ngộ độc thực phẩm là do con người không biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn vệ sinh. Vậy nên, nếu ta biết cách phòng ngừa như một chiếc áo ấm khi ra ngoài trời lạnh, sử dụng thực phẩm tươi, sạch thì chẳng phải, khả năng mắc phải căn bệnh sẽ thấp hơn hay sao? Khi ta ý thức được nguy cơ xảy ra căn bệnh và phòng ngừa nó bằng những khả năng khác nhau thì sẽ không chỉ đem đến sự an toàn, yên tâm cho bản thân mà còn tránh khỏi việc mắc bệnh. Đó là lý do vì sao việc phòng bệnh lại được đề cao hơn. Ngày nay, ở những trung tâm ý tế, bệnh xá ở địa phương đã đang và vẫn tổ chức những đợt tiêm phòng như tiêm phòng viêm não mô cầu, tiêm phòng sởi; hay các địa phương cũng có những chiến dịch tổ chức phun thuốc chống muỗi ở các hộ gia đình để phòng ngừa sốt xuất huyết,…Do đó, dễ hiểu việc nếu con người ta không biết cách phòng ngừa bệnh mà chủ quan thì khả năng mắc bệnh sẽ khá cao, nó không chỉ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần cho chúng ta mà còn kéo theo biết bao tổn thất như chi phí thuốc men, chữa bệnh, sự lo lắng của người thân, sự đau đớn của người bệnh, đôi khi là những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên thay vì phải chịu những đau đớn, mất mát ấy thì ta nên phòng ngừa chúng ngay từ khi chúng chưa sinh sôi, phát triển. Mỗi chúng ta cần ý thức được sự nguy hiểm, nguy cơ của mỗi căn bệnh, không nên quá chủ quan ở bản thân, tích cực tham gia các chiến dịch, các đợt phòng bệnh ở địa phương và vận động mọi người xung quanh cùng tham gia. Bệnh tật luôn là một trong những mối nguy hiểm mà con người ta, cuộc sống này không bao giờ muốn đối mặt, do đó việc phòng bệnh hơn chữa bệnh là hoàn toàn đúng đắn.

Chính vì vậy mà những phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động ngày càng được ưu tiên  để áp dụng chăm sóc sức khỏe cho con người. Như việc tiêm phòng, dùng thực phẩm chức năng, uống nước detox ăn uống sạch sẽ. Có những phương pháp như chủ động làm sạch bãi rác thải trong trong hệ thống tiêu hóa đặc  biệt là ruột già để phòng tránh rất nhiều bệnh tật. Hơn nữa phương pháp này này càng được áp dụng nhiều vì tính hiệu quả và an toàn.

THAM KHẢO THÊM: 

DETOX ĐẠI TRÀNG 2H – CÔNG NGHỆ ULTRA THERAPY

ĐĂNG KÝ
NHẬN ƯU ĐÃI

Ưu đãi chỉ dành cho 100 khách hàng đăng ký sớm nhất




    GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

    0369 368 863 - Ms.Linh

    .
    .
    .
    .