4 Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận và cách điều trị
Bệnh sỏi thận là một trong những bệnh lí khá phổ biến hiện nay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ tới già. Đây là hiện tượng lắng cặn khoáng chất và muối bên trong thận, hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài, gây đau đớn cho người bị bệnh mà nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm sau này. Hãy cùng Thaidetox tìm hiểu bệnh sỏi thận là gì? Và nguyên nhân gây sỏi thận.
Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.
I. Nguyên nhân gây sỏi thận:
1. Uống ít nước: Uống nước không đủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu và dễ đoán nhất, gây ra tình trạng nước tiểu bị cô đặc lại, không đủ nước thì bài tiết nước tiểu ít. Đặc biệt uống không đủ nước trong thời tiết nắng nóng, cơ thể mất nước nhiều gây ảnh hưởng sức khỏe và tạo điều kiện hình thành sỏi thận
2. Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn quá nhiều thịt cá, dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận bởi chúng mang lại nhiều protein, chất béo lâu ngày tích tụ khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, gây nên sỏi. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu canxi, ăn quá mặn, quá ngọt… cũng gây khả năng sỏi thận cao
>>> Tham khảo thêm: hướng dẫn cách thải độc Gan giúp giảm tải cho thận, thải độc thân.
3. Lười vận động: Ít vận động, ngồi lì 1 chỗ trong thời gian dài cũng có thể gây ra sỏi thận. Đặc tính công việc khiến “dân văn phòng” là những người dễ bị sỏi thận hơn cả vì phải ngồi cả ngày, sau giờ tan làm cũng thường ít vận động khiến cơ thể khó hấp thụ canxi, lượng canxi bài tiết vào nước tiểu sẽ tăng theo gây sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu
4. Nhịn tiểu: Ngay cả khi bạn có một chế độ sống lành mạnh, ăn uống đúng khoa học cũng có thể mắc sỏi thận nếu như bạn thường xuyên “nhịn tiểu”. Thói quen này tưởng như vô hại nhưng khi bạn nhịn tiểu lâu sẽ làm nước tiểu bị kiềm hóa, khiến vi khuẩn sinh sôi trong môi trường này, đồng thời hình thảnh sỏi Amoni – magie – phosphate.
II. Triệu chứng bệnh sỏi thận
Triệu chứng bệnh có thể gồm:
1. Đau lưng, bụng
Đau âm ỉ vùng mạn sườn dưới, bụng dưới hoặc lan ra bắp đùi. Nguyên nhân là do tắc ứ nước tiểu, đã hình thành sỏi nhỏ (hoặc to) khiến các vùng mô ở phía xung quanh thận bị chèn ép gây đau đớn khó chịu.
2. Tiểu nhiều lần, tiểu ra máu
Hiện tượng thường thấy nhất ở người bệnh sỏi thận là thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu, mỗi lần một lượng nhỏ. Khi đã hình thành sỏi trong thận, viên sỏi gây kích thích sự co thắt cơ trơn trong bàng quang tạo nên tín hiệu muốn đi tiểu. Ngoài ra ở những trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn có thể bị “bí tiểu”, thậm chí tiểu ra máu gây hoang mang cho người bệnh.
3. Sốt
Người bệnh liên tục sốt cao, ớn lạnh (luôn cảm thấy rét) kèm theo triệu chứng đau lưng, hông, tiểu buốt… là hiện tượng viêm thận, có thể đã bị nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu.
4. Buồn nôn
Bởi thận và đường tiêu hóa chung nhau đường truyền tín hiệu tới não bộ, do đó khi cơ thể hình thành sỏi thận có thể gây kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa khiến dạ dày co thắt, khó chịu và gây cảm giác nôn hoặc buồn nôn, ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc của người bệnh
5. Cách điều trị bệnh sỏi thận
Với những viên sỏi nhỏ, mới hình thành có thể sử dụng thuốc để bài trừ như thuốc lợi tiểu, thuốc nam để kích thích sự bài tiết.
Đối với bệnh lí nặng hơn, sỏi đã quá lớn có thể mổ lấy sỏi, tán sỏi, nội soi theo chỉ định của bác sĩ.
III. Phòng ngừa bệnh sỏi thận
– Uống nhiều nước (2 – 3 lít mỗi ngày), tránh uống dồn dập
– Ăn uống khoa học, cân bằng giữa 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin)
– Thường xuyên vận động, tập thể dục tránh ngồi lâu một chỗ
– Áp dụng các biện pháp thải độc cơ thể, thải độc thận tránh tích tụ độc tố hoặc các chất dư thừa từ thức ăn và các loại thuốc sau quá trình sử dụng lâu dài.
Liệu trình thải độc cơ Đại Tràng – Gan => Giúp giảm tải quá trình lọc máu và thải độc
Tìm hiểu thêm: Tại đây
https://thaidetox.xuongweb.com/vi/soi-than-4-nguyen-nhan-gay-benh-trieu-chung-phong-ngua-va-dieu-tri-a42.html